Ứng dụng Kinh_tế_sức_chú_ý

  • Các chuyên gia quảng cáo tin tưởng rằng những quyết định mua hàng có thể xuất phát ngẫu nhiên từ một hình ảnh trực giác xuất hiện trong đoạn quảng cáo làm người tiêu dùng tiềm năng "xúc động". Liệu các ý tưởng quảng cáo có nên xây dựng từ slogan hay đặc tính sản phẩm? Có nên bắt đầu từ việc dựng mô hình dữ liệu tối thiểu mà vẫn đảm bảo truyền tải đủ thông tin đến người tiêu dùng?

Kiểm soát ô nhiễm thông tin

Một trong những ứng dụng đó là nghiên cứu các biến thể của thông tin (tin rác, quảng cáo) xem như một dạng thức của sự ô nhiễm, hay "trạng thái tiêu cực". Trong kinh tế học, những tác động bên ngoài có thể tạo ra một sản phẩm phái sinh của quá trình sản xuất tạo, được xem như gánh nặng (hoặc cung cấp những lợi ích) tới những nhóm người không phải là khách hàng trực tiếp. Thí dụ: ô nhiễm không khí & nguồn nước là những tiêu cực từ bên ngoài tác động lên thuế môi trường đánh vào dân cư.

Tiếp cận nền tảng thị trường dựa trên việc điều khiển những vấn đề bên ngoài được Ronald Coase phác thảo trong cuốn "Những vấn đề chi phí xã hội" (The Problem of Social Cost, (Coase 1960)Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFCoase1960 (trợ giúp)), được phát triển từ bài báo "Federal Communications Commission ((Coase 1960)Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFCoase1960 (trợ giúp))), ông tuyên bố rằng có những làn sóng vô hình giao thoa nhau tạo ra những trạng thái tiêu cực và có thể kiểm soát được chúng bằng việc tạo ra những trạng thái tối ưu.

Ông hướng đến việc quản lý những tác động bên ngoài bằng việc dựa trên tính đúng đắn và thiết lập những quy tắc định vị chúng. Việc này đã thành công khi một cơ chế thị trường đã thành lý thuyết quản lý những vấn đề phát sinh bên ngoài. Thế nhưng giải pháp đó đã không thật sự trở nên đơn giản khi đem ứng dụng vào các nội dung truyền thông ((Hay 1996)Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFHay1996 (trợ giúp)).

Rác điện thư

Một vài nhà nghiên cứu coi rác (spam) là "ô nhiễm thông tin" và họ áp dụng những ý tưởng của Ronald Coase để kiểm soát.

Việc gửi cùng lúc hàng trăm nghìn điện thư (email) đã làm hoạt động tạo rác trở nên rất rẻ, kẻ tạo rác (spammers) chủ yếu lợi dụng những nhà cung cấp dịch vụ Internet để phát tán chúng (khiến cho người nhận buộc phải tiêu tốn sự chú ý). Như vậy, phát tán lên mạng càng nhiều rác càng tốt, có vẻ là một chiến lược khôn ngoan ngay cả khi chỉ có 0.001% những người nhận (1/100 000) quan tâm đến việc mua hàng, một chiến dịch phát tán rác có thể đem lại lợi ích ((Mangalindan 2002)Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFMangalindan2002 (trợ giúp)). Các spammer đang nhắm đến sự chú ý của các khách hàng tiềm năng trong khi họ đang tránh được việc phải trả tiền một cách "sòng phẳng" cho việc nhận được sự chú ý này do những kiến trúc hiện tại của mạng điện thư không được rõ ràng.

Một trong những giải pháp có thể thực hiện được, đó là người gửi sẽ nhận được một khoản phí cho mỗi lần điện thư được gửi đi. Điều này tương tự như khoản phí phải trả cho nhà quảng cáo khi họ gửi thông điệp đến người nhận. Nhưng thao tác [lần lượt] gửi cùng một nội dung email tới 1000 người nhận buộc người gửi phải tiêu tốn gấp 1000 thời gian ứng với một lần. Một thí nghiệm vào năm 2002 áp dụng cách thức này đã khiến cho những người gửi tiêu tốn quá nhiều công sức để đạt được mục tiêu, tỏ ra kém hiệu quả hơn những thông báo sẵn có trợ giúp những ai muốn tìm kiếm nó một cách chủ động, như vậy đã có sự chuyển đổi chi phí cho những quyết định khi mà một email được yêu cầu từ người nhận đến người gửi ((Kraut 2002)Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFKraut2002 (trợ giúp)).

Những điều luật chống lại "hành vi phát tán rác" đã đặt trách nhiệm lên vai nhà chức trách, trong khi những giải pháp về công nghệ như việc xây dựng các hệ thống "lọc rác" được giao cho những công ty riêng biệt hoặc dựa trên những giải pháp kỹ thuật từ ý thức những người dùng mạng.

Một giải pháp tổng thể dựa trên nhiều nhân tố, cho phép khả năng điều chỉnh riêng lẻ qua đánh giá từ một thông tin đã được cung cấp hơn là một quyết định đơn phương từ một điều luật (Loder, Van Alstyne & Wash 2004, p. 10). Những thỏa hiệp như vậy tiêu tốn sự chú ý và tạo ra những chú ý đáng giá.

Trang mạng phát tán rác

Ngày nay các hệ thống tìm kiếm (như google search, yahoo search, msn search) đã trở thành nhân tố cơ bản cho hoạt động tìm & khai thác (truy nhập) thông tin trên mạng, việc đứng ở vị trí cao trong bảng kết quả tìm kiếm đã trở thành một "mặt hàng" quý giá, bởi khả năng tìm kiếm của các hệ thống này sẽ tạo ra tâm điểm cho sự chú ý của người tìm. Tương tự như các hệ thống thông tin khác, các trang web tìm kiếm có thể bị tác động bởi "thông tin ô nhiễm": Bởi môi trường mạng chứa đựng những mạo hiểm cho việc tìm kiếm, sức chú ý giúp tạo ra những chiến lược phản hồi từ những hệ thống thuật toán tìm kiếm. Được đánh giá là một khám phá thành công khi nắm bắt được những chiến lược trên, Web spam đã trở thành ngành kinh doanh đem lại lợi nhuận 4,5 tỷ Mỹ kim hàng năm (Singhal 2004, tr. 16)Lỗi harv: không có mục tiêu: CITEREFSinghal2004 (trợ giúp).

Từ khi các máy tìm kiếm dựa vào việc đánh giá đệ quy các siêu liên kết đến một trang để xác định vị trị trong bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm, một cầu nối thị trường cho việc tạo ra & mua bán các siêu liên kết đã xuất hiện. Những người tham gia thị trường này hoạt động đa dạng và được biết đến như các link spamming, link farming, and reciprocal linking.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kinh_tế_sức_chú_ý http://www.sfu.ca/~allen/CoaseJLE1960.pdf http://www.amazon.com/Economics-Attention-Style-Su... http://www.bubblegeneration.com/2005/11/attention-... http://www.research.ibm.com/haifa/Workshops/search... http://www.research.ibm.com/journal/sj/414/forum.h... http://weblog.infoworld.com/udell/2005/10/19.html http://conferences.oreillynet.com/etech http://www.popmatters.com/pm/books/reviews/the-eco... http://www.readwriteweb.com/archives/attention_eco... http://ssrn.com/abstract=325961